TRỌN BỘ TỰ HỌC IELTS LISTENING 2020





Nếu có mã kích hoạt vui lòng nhập vào ô bên dưới
GIỚI THIỆU VÀ NHỮNG LƯU Ý CHUNG KHI LÀM BÀI LISTENING IELTS
BÀI THI IELTS LISTENING thường kéo dài 60 phút, gồm các dạng:
- SECTION 1 là cuộc đối thoại giữa 2 người.
- SECTION 2 là một đoạn độc thoại chỉ với một người nói về một chủ đề chung.
- SECTION 3 là cuộc trò chuyện hàng ngày giữa 2-3 người
- SECTION 4 là một diễn giả giảng bài
CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI CHUNG
- Đọc title / sub-heading của bài;
- Đọc câu hỏi: đọc tất cả câu hỏi và các option nếu đó là câu Multiple choice, matching features; list selection
- Xác định các từ khóa (key word): là những từ mà khi nghe sẽ giúp ta xác định được đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai khi nghe bài nghe.
- Chú ý từ khóa có thể được paraphrase (từ đồng nghĩa, nghĩa tương tự)
- Nếu là dạng bài list selection thì phải để ý là phải chọn mấy đáp án;
- Nếu là dạng bài điền vào chỗ trống hay short-answer thì phải để ý số từ "No more than .... words".
10 phút cuối trong bài IELTS Listening làm gì?
Đây là những kiến thức cơ bản về kỹ năng IELTS Listening nên chắc hẳn các bạn đã nắm vững hết về khoảng thời gian này dùng để làm gì. Đó lời thời gian được cho để bạn chuyển toàn bô đáp án mà mình đã nghe được vào tờ answer sheet. Phải khẳng định rằng khoảng thời gian này rất quý giá và là phần quyết định điểm số của bạn không kém gì so với những phút chuẩn bị.
Tại sao 10 phút cuối này lại là phần quyết định điểm số?
Vì examiners sẽ chỉ chấm những câu trả lời đã được ghi vào tờ ANSWER SHEET chứ không chấm đáp án trong tờ question paper của bạn. Cuối bài thi nghe, bạn sẽ có 10 phút để ghi lại đáp án vào tờ ANSWER SHEET. Thực tế, bạn chỉ cần khoảng 3 phút là có thể ghi toàn bộ đáp án rồi. Cho nên, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại câu trả lời thật kỹ, nhớ kiểm tra lỗi chính tả để không mất điểm oan lỗi ngớ ngẩn này
Các lỗi sai làm mất điểm trong IELTS Listening
- Viết xấu, viết ẩu, viết tắt khiến giám khảo không đọc được đáp án hoặc đọc sai.
- Thiếu hoặc thừa “s” cho danh từ, nhưng phần lớn là thiếu dẫn đến việc sai danh từ số ít và số nhiều
- Tẩy xóa quá nhiều dẫn đến chữ viết không rõ ràng.
- Viết thừa số từ được yêu cầu. Ví dụ đề bài yêu cầu NO MORE THAN ONE WORD nhưng đáp án của bạn lại là “tomorrow morning”.
- Bỏ trống những đáp án không nghe được hoặc nghe được nhưng không chắc chắn. Nên nhớ rằng mỗi đáp án bạn nghe được đều “có khả năng” là đáp án đúng.
- Điền cả 2 đáp án mình nghĩ 1 trong 2 đáp án là đúng, trong khi yêu cầu đề bài chỉ được điền 1 đáp án.
- Viết tắt. Ví dụ tháng 12 ghi tắt là Dec sẽ hoàn toàn không được tính điểm.
- Viết sai thứ ngày tháng. Cần viết đúng như sau: Viết ngày trước tháng sau, ngày bằng số và tháng bằng chữ và nhớ viết hoa chữ cái đầu tiên của tháng (7 November). Viết tháng trước, viết hoa chữ cái đầu tiên của tháng và số viết sau nhưng phải là số thức tự (November 7th)
- Ghi câu trả lời theo dạng WORDS trong khi câu hỏi yêu cầu ghi theo LETTERS. Ví dụ: Thay vì viết đáp án là A,B,C… thì lại viết là Study desks….
- Thừa ED và ING hay thiếu ED hoặc ING.
- Ghi nhầm câu trả lời vào ANSWER SHEET. Ví dụ: Viết câu trả lời của câu 6 vào chỗ trả lời cho câu 7.
- Viết hoa và không viết hoa không theo quy tắc. Ví dụ tên người nhưng bạn vẫn viết là “william” chẳng hạn
- Thêm một lỗi sai nữa cũng khá hay gặp phải do thói quen luyện tập ở nhà đó là bạn hay viết tắt:
TRUE/FALSE/NOT GIVEN viết tắt là T/F/NG
YES/NO/NOT GIVEN viết tắt là Y/N/NG hoặc thậm chí ghi nhầm là T/F/NG luôn.
Theo quy định gần đây thì có được viết tắt như vậy nhưng chắc hẳn không phải ai trước khi đi thi cũng update xem quy định này đã thay đổi hay chưa. Cách viết T/F/NG có thể sai chứ cách viết TRUE/FALSE/NOT GIVEN chắc chắn không bao giờ sai. Hơn thế nữa, giả sử đáp án của bạn là F nhưng viết ẩu, vội hoặc xấu giám khảo không xác định được là T hay F thì đương nhiên họ sẽ thẳng tay không cho điểm câu này, trong khi việc này không bao giờ xảy là với việc bạn viết TRUE/FALSE/NOT GIVEN.
Nếu câu hỏi là TRUE/FALSE/NOT GIVEN nhưng lại viết là YES/NO/NOT GIVEN thì có được tính điểm không? Hoàn toàn không nhé các bạn, trừ những câu bạn chọn NOT GIVEN và đáp án đó là đúng. Đề bài hỏi như thế nào bạn yêu cầu được trả lời đúng như thế.
5 CÁCH NÂNG ĐIỂM BÀI IELTS LISTENING TRONG 10 PHÚT CUỐI CÙNG
- Viết chữ to, rõ ràng và chăm chút. Viết theo quy tắc viết hoa của tiếng việt (viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng …)
- Chú ý thứ tự câu hỏi so với thứ tự câu trả lời trong answer sheet để check lại cho đúng.
- Sau khi chép xong, đọc lại từ/đáp án cần điển trong văn cảnh, sử dụng kiến thức về danh từ, về mạo từ để đoán số ít số nhiều. Trust your brain, not your ears. Chúng ta dùng phán đoán của mình về ngữ nghĩa của câu và dựa trên các cấu trúc ngữ pháp để quyết định xem ở vị trí đó danh từ nên là số ít hay số nhiều. Đừng quá tin vào điều mình nghe thấy vì 1 lần là chưa đủ để chúng ta nghe được có âm “s” hay không, chúng ta không được nghe lại để xác định danh từ số ít hay số nhiều, nhưng chúng ta có thể đọc lại trong văn cảnh ngữ pháp.
- Với thời gian còn lại, hãy đoán đáp án cho những vị trí còn trống dựa theo thông tin nghe được còn đọng lại trong đầu, hiểu biết cá nhân, ngữ pháp của câu để hoàn thành toàn bộ đáp án. Biết đâu các bạn lại có thêm câu trả lời đúng
MẸO TRÁNH BẤY THƯỜNG GẶP TRONG IELTS LISTENING
- Biết 1 số từ gây nhiễu có thể được sử dụng, đặc biệt trong Part 1, phần sử dụng từ gây nhiễu rất nhiều
- Đừng nghĩ rằng đoạn có thể là câu trả lời đầu tiên bạn nghe thấy là câu trả lời thực sự - hãy lắng nghe thật cẩn thận những câu tiếp theo
- Các từ như 'no' và 'sorry', but, however, reschedule, change cho bạn biết rằng có thể có một câu trả lời khác sắp xuất hiện để sửa lại câu phía trước. Bạn sẽ thấy những từ đó xuất hiện trong một số ví dụ sau câu trả lời sai.
- Từ gây nhiễu thường bao gồm số, vì vậy hãy đặc biệt cẩn thận khi bạn nghe thấy số (mặc dù không phải lúc nào cũng là số)
- Luôn lắng nghe thật cẩn thận!
CÁC DẠNG BÀI THI NGHE IELTS
- Form Completion (thường xuất hiện trong section 1)
- Sentence Completion
- Short Answer Questions (thường trong section 2)
- Labeling a Map/Diagram/Plan: (thường trong section 2,3)
- Flow chart completion
- Multiple Choice Question: (thường trong section 3)
- Table completion
- Summary completion / Note completion
- Pick form a list
- Matching information
- Classification
Thông tin giảng viên

Cô Phi hiện là một trong những giảng viên xuất sắc tại IKUN. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sư Phạm Tiếng Anh, cô Phi chuyên giảng dạy, bồi dưỡng và đào tạo TOEIC - IELTS cho các bạn học sinh - sinh viên và người đi làm.
Cô Phi đã tâm huyết thực hiện bộ video hướng dẫn chi tiết các kỹ năng làm bài trong phần LISTENING IELTS. Chi tiết bao gồm 12 dạng bài Listening bao gồm:
1. Tổng quan về IELTS Listening.
2. Dạng bài tập Ielts Listening - Form Completion.
3. Dạng bài tập Ielts Listening - Sentence Completion.
4. Dạng bài tập Ielts Listening - Short Answer Question.
5. Dạng bài tập Ielts Listening - Diagram Labelling.
6. Dạng bài tập Ielts Listening - Flow Chart Completion.
7. Dạng bài tập Ielts Listening - Multiple Choices.
8. Dạng bài tập Ielts Listening - Table Completion.
9. Dạng bài tập Ielts Listening - Note Completion.
10. Dạng bài tập Ielts Listening - Pick From A list.
11. Dạng bài tập Ielts Listening - Matching Information.
12. Dạng bài tập Ielts Listening - Classification
Chúc các em học tập thật tốt nhé
Chi tiết khóa học
BÀI TẬP THỰC HÀNH IELTS LISTENING
Mời bạn đăng ký thành viên và cùng nhau làm bài tập online cho các dạng bài tập IELTS LISTENING nhé.
Để thuận tiện cho bạn trong việc thực hành bài tập online, chúng tôi đã tạo ra ngân hàng bài tập liên quan đến bài tập IELTS LISTENING.
Các bạn có thể click vào link này để truy cập vào và là bài tập trực tuyến.
Cám ơn các bạn và chúc các bạn học tốt.
Đánh giá trung bình
Có (1) lượt đánh giá
5